• Đặt lịch

    Đặt lịch

    Sửa chữa

  • Hotline miễn phí

    0522250000

Hướng dẫn sửa amply mất tiếng đơn giản nhanh nhất và hiệu quả từ Trung Tâm Điện Tử Điện Lạnh Bách Khoa K9

02/11/2020 - Sửa amply

Amply chính là công cụ hỗ trợ đắc lực khiến cuộc vui của chúng ta thêm phần sôi động và náo nhiệt. Tuy nhiên bạn phải làm gì nếu bỗng dưng một ngày đẹp trời chiếc amply của bạn hoàn toàn “yên ắng”? Hãy yên tâm bởi chính bạn cũng có thể khắc phục nó bằng cách tham khảo cách sửa amply mất tiếng đơn giản cùng Trung Tâm Điện Tử Điện Lạnh Bách Khoa K9

Amply là gì mà dàn âm thanh nào cũng cần có?

Amply (tên đầy đủ là Amplifier) là thiết bị âm thanh có nhiệm vụ nhận tín hiệu đầu vào (Input) từ đầu đĩa – đầu karaoke và micro. Tiếp theo, nhờ có hệ thống mạch chỉnh âm sắc, âm lượng, khuếch đại mà âm thanh sẽ được hòa trộn, xử lý và phát ra ngoài loa (output).

Có thể nói, amly chính là yếu tố quyết định chất lượng âm thanh của một dàn karaoke. Một chiếc amply xịn sẽ có khả năng xử lý và khuếch đại tín hiệu tốt. Nhờ đó mà chất lượng âm thanh phát ra sẽ rõ ràng, mượt mà hơn.

Cấu tạo cơ bản của một amply

Cũng giống như bất kỳ thiết bị điện tử nào, để có thể xác định nguyên nhân và có cách sửa amply bị mất tiếng, điều đầu tiên chính là phải hiểu rõ về cấu tạo của amply. Một chiếc amply dù có giá thành đắt rẻ khác nhau nhưng tụ chung lại đều gồm những phần cơ bản như sau:

Biến áp nguồn

Xét về mặt kinh tế, bộ phận có giá trị cao nhất có thể nói đó chính là Biến áp nguồn. Đây được xem là bộ phận có nhiệm vụ cung cấp năng lượng để nuôi các linh kiện điện tử trong mạch. Nhờ có biến áp nguồn mà các nguồn điện cho trước ban đầu như 110VAC, 220VAC, 12VDC,…có thể chuyển đổi thành các giá trị cụ thể để cung cấp tùy theo các khối khác nhau có trong amply

Khối công suất và bảo vệ

Đây được xem là bộ phận quyết định amply đó có công suất bao nhiêu, chất lượng cao hay thấp. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà khối công suất sẽ có thiết kế khác nhau. Nếu yêu cầu amply gọn nhẹ, dễ ráp có thể dùng mạch tích hợp với công suất vừa ( từ vài trăm mW đến khoảng 100W).

Hoặc chúng ta có thể sử dụng các linh kiện khuếch đại rời như BJT, FET hoặc Tube để có khả năng tùy biến linh hoạt hơn (có thể ráp mạch thông dụng từ vài W đến 200W, hoặc nếu ráp đúng linh kiện phù hợp có thể cho ra cả nghìn W PMPO). Hiện nay đa số các loại amply trên thị trường đều có khối công suất dạng này.

Hệ thống mạch điện

Một chiếc amply cơ bản không thể nào thiếu hệ thống mạch điện như sau:

Mạch vào:

Sau khi tín hiệu đi vào amply, nhờ có mạch vào này mà chúng sẽ được xử lý để đạt mức tín hiệu cần thiết (khoảng 0.7V RMS). Việc xử lý này cần đảm bảo sao cho mức tín hiệu khi đến mạch xử lý âm sắc có biên độ không quá khác nhau. Điều này hạn chế được tình trạng khi đổi sang thiết bị nghe khác chúng ta phải giật mình giảm volume gấp.

Mạch xử lý âm sắc và tạo hiệu ứng:

Đúng như tên gọi, mạch này giúp cho người sử dụng có thể tăng giảm tùy theo phong cách từng loại nhạc hay nhu cầu thưởng thức âm nhạc khác nhau. Ví dụ hiệu ứng tạo tiếng vang (delay, echo), tăng cường âm trầm, bổng,…

Cách xử lý khi amply bị mất tiếng

Khi amply bị mất tiếng, bạn nên tuần tự thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

Bước 1: Đầu tiên bạn cần kiểm tra nguồn cấp điện và núm chỉnh âm lượng của amply.

Nếu đèn báo nguồn sáng bình thường, núm chỉnh âm lượng đã vặn lên max nhưng amply vẫn không ra tiếng, bạn nên thử rút zắc cắm kết nối với đầu phát đằng sau amply. Đồng thời bạn dùng ngón tay búng thử vào đầu zắc. Nếu ở loa phát ra tiếng “bụp” điều này có nghĩa đầu phát của amply đã học, bạn cần đem đến trung tâm bảo hành để nhận sự hỗ trợ.

Mặt khác, nếu không nghe âm thanh phản hồi này ở loa, bạn có thể thử xem dây kết nối có hỏng hay không bằng cách dùng một vật kim loại quẹt thử vào zắc cắm tín hiệu đầu vào (cổng input). Nếu dây hỏng, lúc này ở loa của bạn sẽ bị ù, bạn chỉ cần xử lý bằng cách thay một bộ dây kết nối khác là xong.

Tất nhiên với trường hợp này bạn cần chắc chắn hệ thống loa vẫn hoạt động bình thường không bị hỏng loa đấy nhé. Để kiểm tra tình hình hoạt động của loa bạn có thể sử dụng một cục pin tiểu loại 1,5V. Sau đó bạn cố định dây cắm của loa vào một đầu cực của pin, đầu cực còn lại bạn quẹt nhẹ vào, nếu nghe âm thanh lột sột phát ra từ loa tức là loa vẫn đang hoạt động tốt.

Bước 2: Kiểm tra các ốc bên hông amply

Nếu đã thực hiện bước đầu tiên nhưng vẫn chưa khắc phục được tình trạng hỏng tiếng, bạn có thể dùng bút thử điện để kiểm tra các ốc bên hông amply. Nếu bút sáng đèn, bạn tiến hành đảo đầu đuôi cắm điện cho APM. Đây là cách sửa amply mất tiếng đơn giản nhất mà bất kỳ ai cũng có thể thử thực hiện.

Nếu đèn bút thử điện không sáng điều đó đồng nghĩa hệ thống mạch điện amply vẫn hoạt động bình thường và lỗi hư nằm ở vị trí và bộ phận phức tạp hơn. Tốt nhất cần sự can thiệp của người có chuyên môn kỹ thuật để xử lý vấn đề này cho bạn.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng amply bị mất tiếng

Ngoài tìm hiểu cách sửa amply mất tiếng, để có thể sử dụng amply được lâu bền, bạn cần nắm rõ nguyên nhân vì sao amply bị hỏng. Cụ thể như sau:

Do lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất

Trong quá trình sản xuất việc xảy ra sơ sót như bị đấu thiếu dây, tụ nguồn, biến áp trục trặc,… Lúc này sẽ thật đơn giản nếu bạn mua amply tại các cơ sở cung cấp thiết bị điện tử uy tín, chất lượng và có chế độ bảo hành đổi trả rõ ràng. Hoặc bạn cũng có thể tìm đến Trung Tâm Điện Tử Điện Lạnh Bách Khoa K9 để được hỗ trợ sửa chữa sớm nhất.

Do người dùng amply không sửa dụng đúng cách

Cũng giống như cơ thể con người, dù amply của bạn có giá thành đắt đỏ, được sản xuất từ hãng công nghệ nổi tiếng đến đâu thì đều có ngưỡng sử dụng của chúng. Điều này có nghĩa sau một thời gian sử dụng chiếc amply của bạn cũng cần được nghỉ ngơi để khôi phục lại năng lượng.

Bên cạnh đó, để loại bỏ nguyên nhân gây hỏng amply từ tác động bên ngoài, amply cần được đặt ở vị trí cao, khô ráo. Tuyệt đối không nên sử dụng amply trong môi trường ẩm ướt vì có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Đồng thời bạn cũng nên tránh dùng vật nặng hoặc các thiết bị khác đặt chồng trên amply trong thời gian dài. Bởi khi hoạt động amply đều sẽ tỏa ra một lượng nhiệt. Nếu có vật cản phía trên có thể gây xuyên nhiễu từ trường và làm giảm chất lượng âm thanh của amply.

Trên đây là hướng dẫn cách sửa amply mất tiếng đơn giản nhất bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Hy vọng với những thông tin vừa được chia sẻ, bạn có thể dễ dàng khắc phục được sự cố hỏng tiếng khi đang dùng amply nhé. Chúc bạn thành công!

SỐ 1 VỀ BẢO HÀNH

& SỬA CHỮA TẠI VIỆT NAM

Bảo hành từ 6 đến 36 tháng
Bảo hành cả cháy nổ
Chính sách bảo hành
Hệ thống toàn quốc